Bán căn hộ chung cu The Golden An Khánh

Bán căn hộ chung cu Gemek 2,

Dịch vụ làm Thẻ Apec,

Thủ tục làm thẻ Apec

THÔNG TIN LIÊN QUAN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẶT CỌC

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐẶT CỌC


       

 

       Khi xác lập các giao dịch đa số các bên tham gia đều mong muốn thực hiện đầy đủ các cam kết của mình, tuy nhiên cũng có những trường hợp vì lý do khách quan hay chủ quan, mà bên có nghĩa vụ đó đã vi phạm nghĩa vụ của mình ví dụ như không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Việc vi phạm nghĩa vụ đó gây thiệt hại cho bên có quyền, là nguyên nhân gây ra những tranh chấp và những bất ổn cho xã hội. Để góp phần cho các cam kết hợp pháp được giao kết, thực hiện đúng và đầy đủ, thỏa mãn nhu cầu chính đáng của các bên, hạn chế tranh chấp và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: cầm cố, thế chấp, ký cược, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Trong đó, đặt cọc với ưu điểm dễ thực hiện, tính an toàn cao, tính ràng buộc chắc chắn và có tính chế tài nghiêm khắc, được các chủ thể sử dụng khá phổ biến trong giao dịch dân sự nói chung, đặc biệt là trong các giao dịch dân sự liên quan đến các đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất và các bất động sản khác.
        Theo điều 328 bộ luật dân sự 2015:
        “1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
        2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
1. Đối tượng của đặt cọc
        Trong quan hệ đặt cọc, hành vi của các bên chủ thể sẽ tác động vào một tài sản cụ thể nào đó. Những tài sản này chính là đối tượng của biện pháp đặt cọc. Theo khoản 1 điều 328 bộ luật dân sự 2015 thì đối tượng của đặt cọc là “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác”.
        Có thể nhận thấy tài sản đặt cọc không bao gồm các quyền tài sản, bất động sản như trong các biện pháp bảo đảm khác. Các tài sản là đối tượng của biện pháp đặt cọc phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc hoặc có thể thuộc sở hữu của người khác nhưng phải được chủ sở hữu đồng ý. Các tài sản này cũng phải là những tài sản được lưu thông dân sự và tính được giá trị. Các vật cấm lưu thông dân sự hoặc hạn chế lưu thông thì không thể là đối tượng của đặt cọc.
2. Chủ thể của đặt cọc
        Chủ thể của một quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia quan hệ pháp luật đó. Chủ thể của bất kì quan hệ pháp luật nào cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại điều 117 BLDS 2015: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.”
3. Mục đích của đặt cọc
       Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời điểm giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt cọc để xác định mục đích của việc đặt cọc. Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó.
        Khác với các biện pháp bảo đảm khác, thời điểm phát sinh thỏa thuận đặt cọc không những là cùng hoặc sau khi kí kết hợp đồng chính thực được thiết lập, tức là khi các chủ thể đã có quan hệ nghĩa vụ, mà còn có thể phát sinh ngay cả khi giữa các chủ thể chưa có quan hệ nghĩa vụ.
        Mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận. Việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc.
4. Hình thức đặt cọc
        Về hình thức đặt cọc, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, ta có thể hiểu việc đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, ngoài ra không đòi hỏi đáp ứng về điều kiện hình thức xác lập. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của mình khi không may xảy ra tranh chấp, các bên vẫn nên có những hình thức xác lập thỏa thuận để pháp luật dễ nhận biết và xử lý cũng như dễ dàng cho các bên chứng minh.

 

Chúng tôi cam kết mức phí, thù lao công chứng đúng theo quy định của pháp luật!

 

BÀI VIẾT KHÁC




Chung cư An Khánh,

Chung cư The Golden An Khánh,

Chung cư Victory Thăng Long,

Chung cư Gemek 2,