Bn can h? chung cu The Golden An Khnh

Bn can h? chung cu Gemek 2,

Bn can h? chung cu Thang Long Victory,

Bn can h? chung cu Gemek Tower 1

Pháp luật
Vai trò Trợ giúp viên pháp lý trong hoạt động tố tụng

 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG  TỐ TỤNG TẠI TỈNH LAI CHÂU

                                                                    Lê Anh Hùng 

                                             Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Lai Châu

           TGPL là một chính sách xã hội, một nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng và Nhà nước đã giao trọng trách cho ngành Tư pháp là đầu mối thực hiện. Hoạt động TGPL là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nằm trong chiến lược toàn diện về xóa đói, giảm nghèo, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người hưởng chính sách ưu đãi. Đã trên 6 năm một chặng đường chưa dài mà cũng không ngắn kể từ khi Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh được thành lập, hoạt động trợ giúp pháp lý tại tỉnh Lai Châu đã từng bước hình thành và phát triển, khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho rất nhiều người nghèo, đối tượng chính sách, giảm bớt các khiếu kiện không cần thiết, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì hoạt động trợ giúp pháp lý trong toàn quốc nói chung và tại tỉnh Lai Châu nói riêng  ngày càng phát triển và dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.     

 Thông qua các hoạt động TGPL bằng các hình thức như tư vấn pháp luật, tham gia đại diện, bào chưã cho người được trợ giúp pháp lý thì việc thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý đã đạt được những kết quả nhất định, có vai trò quan trọng trong công tác điều tra, truy tố và xét xử, giúp cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết vụ án được khách quan, hạn chế được oan sai trong hoạt động tố tụng, bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của rất nhiều  người nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý đã gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn; đạt được nhiều kết quả, có nhiều vụ việc đã thành công được ghi nhận và đánh giá cao, nhưng cũng có những vụ việc chất lượng tham gia còn khiêm tốn.

Tham gia tố tụng là một hình thức TGPL do Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện. Có thể nói rằng Trợ giúp viên pháp lý là luật sư của người nghèo, của những người yếu thế trong xã hội, Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền và lợi ích của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính”. Với tư cách một người bào chữa ( là luật sư cua người nghèo) thì Trợ giúp viên pháp lý có trách nhiệm phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý., nhưng với tư cách một công dân khi tham gia tố tụng hình sự thì Trợ giúp viên pháp lý cũng có trách nhiệm phải bảo vệ pháp chế XHCN, phải tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích của tập thể, lợi ích của Nhà nước.

Trong những năm qua Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu đã tham gia đại diện, bào chữa được rất nhiều vụ việc cho rất nhiều đối tượng là người nghèo, người dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách, từ năm 2007 đến nay Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện được 598 vụ việc tham gia tố tụng, bình quân mỗi năm thực hiện đựơc trên một trăm vụ việc.  Chất lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý đã được nâng cao rõ rệt, có kỹ năng và mang tính chất chuyên nghiệp, được các cơ quan tố tụng trong toàn tỉnh đánh giá cao về vai trò của người bào chữa, đại diện. Rất nhiều người được trợ giúp pháp lý hài lòng về chất lượng vụ việc và thái độ giải quyết vụ việc mà Trợ giúp viên pháp lý thực hiện. Là tỉnh duy nhất trong toàn quốc chưa có đoàn Luật sư, không có Luật sư thực hiện các nghĩa vụ xã hội, vì vậy việc đại diện, tham gia tố tụng ở tỉnh Lai Châu chủ yếu do Trợ giúp viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện,  trong điều kiện như vậy cái khó ló cái khôn, trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ , trau dồi kiến thức, kỹ năng tham gia tố tụng thực hiện được rất nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý nói chung  và vụ việc đại diện, tham gia tố tụng nói riệng cho người được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh .

           Trước yêu cầu mới của việc thi hành Luật trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và đội ngũ những người làm công tác trợ giup pháp lý, cần tiếp tục nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm, tư tưởng dân vận của Đảng và Bác Hồ, để vận dụng vào công tác trợ giúp pháp lý, phấn đấu đạt độ “dân vận khéo”như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, để công tác trợ giúp pháp lý ngày càng phục vụ tốt hơn và được nhân dân tin cậy hơn. Thông qua việc giải quyết  những vụ án thấu tình đạt lý, thể hiện cái tâm trong sáng của những người thực hiện trợ giúp pháp lý.

        Tẩn A Cau dân tộc Dao, sinh năm 1974, ở bản Thác Cạn thị trấn Tam đường huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, là người dân tộc thiểu số, có vợ là Tao Thị Vọng; cuộc sống hai vợ chồng Cau - Vọng không được suôn sẻ, hai người sống ly thân. Bản thân họ sinh được một người con trai khoảng 3 tuổi hiện sống với bố, do điều kiện không có khả năng nuôi con ( Tẩn A Cau không có nghề nghiệp) đã nhiều lần Cau nhờ mẹ của Cau nuôi cháu hộ Cau, nhưng mẹ của Cau trả lời rằng bản thân mẹ đang nuôi mấy người cháu rất khó khăn không thể nuôi cháu Tuấn được ( cháu Tuấn là con trai Tẩn A Cau), nếu có ai nhận làm con nuôi thì con cứ cho họ nuôi. Do điều kiện gia đình không có con trai, vợ không còn khả năng sinh đẻ nên Tao Văn Sâu sinh năm 1975 trú tại bản Chăn nuôi – Bản Hon – Tam Đường nghe tin Tẩn A Cau ở bản Thác Cạn thị trấn Tam Đường có một đứa con trai muốn cho người khác nuôi nên anh Sâu đã đến đặt vấn đề với Tẩn A Cau xin cháu Tuấn với mục đích để làm con nuôi thì Cau bảo rằng nếu anh muốn xin cháu Tuấn về làm con nuôi cũng được nhưng anh phải đưa cho tôi số tiền là: 7.500.000 đ. Tao Văn Sâu đã đồng ý và đưa cho Tẩn A Cau số tiền là 7000.000 đ để trả công tiền nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Tuấn từ nhỏ. Vợ của Tẩn A Cau là Tao Thị Vọng biết chuyện đã làm đơn đến cơ quan pháp luật huyện Tam Đường, Tẩn A Cau đã bị khởi tố (bị bắt tạm giam), điều tra, truy tố, xét xử về tội “Mua bán trẻ em” theo khoản 1 điều 120 Bộ Luật hình sự. Khi biết được thông tin là hiện nay có Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu chuyên đi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, Tẩn A Cau đã làm đơn yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý đại diện để bào chữa cho mình. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý đã cử Trợ giúp viên pháp lý ( Luật sư của người nghèo ) bào chữa cho Tẩn A Cau ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Trợ giúp viên pháp lý xác minh thực tế tại bản Chăn Nuôi xã Bản Hon cho thấy cháu Tuấn được gia đình anh Tao Văn Sâu chăm sóc tốt hơn so với ở với bố;  bản thân mẹ cháu Tuấn cũng không có điều kiện để nuôi con mình, thì việc giao con cho người khác có điều kiện chăm sóc, được nuôi dưỡng tốt hơn đó cũng là điều lên làm vì tương lai, vì lợi ích của cháu.  Gia đình anh Tao Văn Sâu đối xử với cháu Tuấn như với con đẻ của mình, ở đây không có hành vi bóc lột, hành vi lừa dối hay có một mục đích trục lợi nào khác, phải chăng hành vi giao con cho người khác làm con nuôi và nhận một khoản tiền như vậy đó là vấn đề của đạo đức cũng cần lên án và không lên làm. Bản thân Tẩn A Cau  cho cháu Tuấn đi làm con nuôi người khác cũng chỉ muốn cho cháu có cuộc sống tốt hơn. Tôi cho rằng sự thật khách quan của vụ việc này cũng chỉ là việc cho và nhận con nuôi mà thôi, phải chăng do không được học hành, do sự nhận thức pháp luật hạn chế mà bên nhận và bên cho không biết và cũng không thể biết việc cho, nhận con nuôi cũng phải tuân theo quy định của pháp luật về hộ tịch, mà cụ thể họ phải đến Uỷ ban nhân dân thị trấn huyện Tam đường để làm thủ tục. Qua xác minh, cũng như qua xét hỏi tại phiên toà xét xử sơ thẩm cho thấy bản thân chị Tao Thị Vọng không có điều kiện nuôi con đã tự nguyện đồng ý giao con mình cho anh Tao Văn Sâu nuôi dưỡng, ( Sau khi  vụ án “ Mua bán trẻ em ” bị khởi tố chị Vọng đã 3 lần gọi điện cho anh Sâu đón cháu Tuấn về nuôi dưỡng), hiện nay cháu Tẩn A Tuấn cũng đang ở với anh Sâu . Tại phiên toà Tẩn A Cau cũng tự nguyện, đồng ý để anh Tao Văn Sâu nhận cháu Tuấn làm con nuôi, về phần anh Tao Văn Sâu cũng đã đồng ý nhận cháu Tuấn làm con nuôi của mình. Đây là vấn đề pháp luật không cấm, hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật. Các bên cho và nhận con nuôi phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục pháp lý cần thiết. Cuối cùng với sự nhiệt tình, với cái tâm trong sáng, với  mục đích để bảo vệ công lý, với sự lập luận sắc bén của trợ giúp viên pháp lý (Luật sư của người nghèo) Hội đồng xét xử đã chấp nhận lời đề nghị của trợ giúp viên tuyên một bản án bằng thời hạn tạm giữ, tạm giam và trả tự do cho Tẩn A Cau tại phiên tòa. Không giấu nổi sự xúc động, Tẩn A Cau rơm rớm nước mắt cám ơn Trung tâm trợ giúp pháp lý, cám ơn  Luật sư của người nghèo, cám ơn Đảng đã có chính sách giúp đỡ những người nghèo, người yếu thế như Cau..

        Người dân nghèo có vướng mắc pháp luật, thì trợ giúp cho họ, đây đúng là một hành động làm theo lời dạy của Bác Hồ “ việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm”, “ tư pháp muốn gần dân thì đừng có xa dân”

         Cảm nhận qua câu chuyện kể trên

         Qua câu chuyện cụ thể trên đây từ rất nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý đã thành công, chúng tôi cảm nhận được rằng, người nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số ( hay có thể gọi là những người yếu thế trong xã hội) đã có tổ chức đứng ra bênh vực họ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Những người làm công tác trợ giúp pháp lý đã làm với tất cả tấm lòng đồng cảm, thương dân như thể thương thân, thì nhất định được người dân hài lòng, người dân càng tin Đảng, tin Bác Hồ. Đối với người làm công tác trợ giúp pháp lý chúng tôi, thấm nhuần lời dậy của Bác cán bộ Tư pháp với tinh thần  « vì nhân dân phục vụ » việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện mạnh mẽ cuộc vận động « Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh », đối với ngành Tư pháp nói chung và những người làm công tác trợ giúp pháp lý cần nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ nhân dân, cần tiến hành những việc làm thiết thực đúng với tinh thần trọng dân, gần dân, học dân xứng đáng với công bộc của dân như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.

Có rất nhiều người được trợ giúp pháp lý họ là bị can, bị cáo, bản thân họ đã  lầm lỡ, đã vi phạm pháp luật, nhưng khi được Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích cho họ, để nói thay cho họ, để giải bầy tâm tư nguyện vọng của họ, để xin cho họ, thì họ đã khóc, đã xúc động, đã suy nghĩ lại về việc làm và hành động của mình và xin hứa quyết tâm cải tạo tốt, sửa chữa những lỗi lầm do mình gây ra, làm người có ích cho xã hội. Như vậy ở đây chúng ta phải thấy  rằng qua việc tham gia tố tụng đại diện, bào chữa cho những người được trợ giúp pháp lý rất có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đó là sự tuyên truyền về chính sách nhân đạo, chính sách xã hội của đảng và nhà nước tạo được niềm tin vào Đảng vào Nhà nước.

Đặc biệt vói những lời hùng biện mang tính nhân văn của Trợ giúp viên pháp lý tại phiên tòa không những tạo thêm lòng tin của những người đã một lần lầm lỡ về chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với họ mà còn gây ấn tượng tốt, sự cảm thông của các cơ quan tố tụng: Rất tâm đắc với lời hùng biện của trợ giúp viên pháp lý tại phiên tòa: “ Có lẽ trong suốt cả cuộc đời một con người, không có ai không một lần lầm lỡ, không ai không một lần có lỗi với đời, có lỗi với  người và có lỗi với mình, nhưng khi họ nhận ra lỗi lầm ấy và quyết tâm sửa chữa lỗi lầm thì xin hãy lượng thứ cho họ; tha thứ cho họ; hãy đánh kẻ chạy đi chứ đừng đánh kẻ chạy lại”. Lời hùng biện ấy Trợ giúp viên pháp lý như tôi sẽ luôn nhớ mãi. Qua những lời hùng biện mà trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu tham gia đại diện, bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý tại những phiên tòa lưu động, rất nhiều người dân tham dự đánh giá cao, nhiều người khen ngợi.(ảnh: TGVPL -GĐ trung tâm TGPL tỉnh Lai Châu Lê Anh Hùng tham gia bão chữa tại phiên tòa lưu động).

            Hoạt động TGPL nói chung và hoạt động tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý nói riêng ở tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên kết quả  hoạt động tham gia tố tụng cũng còn thật khiêm tốn, còn nhiều vẫn đề phải hoàn thiện. Tin tưởng rằng việc tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý tại tỉnh Lai Châu đã và đang khẳng định được vị trí ,vai trò của mình, bảo vệ tốt Quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều người dân, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý – Trung tâm TGPL nhà nươc tỉnh Lai Châu sẽ làm hết trách nhiệm của mình để thực hiện tốt chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người huởng chính sách ưu đãi./. (Nguồn: Tạp chí Dân chủ & Pháp luật.)

 

BÀI VIẾT KHÁC




Chung cư An Khánh,

Chung cư The Golden An Khánh,

Chung cư Victory Thăng Long,

Chung cư Gemek 2,