Bán căn hộ chung cu The Golden An Khánh

Bán căn hộ chung cu Gemek 2,

Dịch vụ làm Thẻ Apec,

Thủ tục làm thẻ Apec

KHÁM PHÁ CÔNG CHỨNG
CÔNG CHỨNG khác CHỨNG THỰC.

 CÔNG CHỨNG và CHỨNG THỰC là hai loại việc khác nhau, trước khi có Luật Công chứng thì Phòng công chứng và UBND cấp xã cùng có thẩm quyền giải quyết. Từ ngày 01/7/2007 (Luật Công chứng có hiệu lực) đã có sự phân định khác biệt.

Công chứng và chứng thực chỉ giống nhau là đều phải tôn trọng sự thật và hợp pháp nhưng khác nhau về:

- Được quy định tại hai văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động công chứng được điều chỉnh bởi Luật Công chứng, được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29.11.2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007. Luật này quy định về phạm vi công chứng, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Văn bản công chứng chỉ bao gồm hợp đồng, giao dịch và lời chứng của công chứng viên.

 Hoạt động Chứng thực do Nghị định Số: 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của chính phủ điều chỉnh, Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao và chữ ký được chứng thực; quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

- Về thẩm quyền: công chứng do các Phòng công chứng, Văn phòng công chứng thực hiện. Chứng thực do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện;

-   Về đối tượng: đối tượng của công chứng là: các hợp đồng, giao dịch. Đối tượng của chứng thực là: các giấy tờ phục vụ hoạt động quản lý đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó và chữ ký.

-   Về ý nghĩa: công chứng thiết lập một quan hệ xã hội là sự kiện pháp lý đơn phương hoặc đa phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ nào đó giữa các bên tham gia hay có liên quan đến hợp đồng, giao dịch. Việc chứng thực đơn thuần xác nhận bản sao đúng với  bản chính, xác nhận chữ ký và không trực tiếp vì nó mà chỉ để phục vụ yêu cầu hoạt động khác của người cần chứng thực

-   Về yêu cầu: đối với công chứng: ngoài yêu cầu tôn trọng sự thật và hợp pháp còn phải tôn trọng ý chí tự nguyện hợp pháp của người yêu cầu công chứng. Chứng thực chỉ tôn trọng sự thật khách quan hợp pháp.

Việc phân định hai loại việc công chứng và chứng thực như trên tạo nên sự thống nhất về cấp thẩm quyền chứng thực trong các văn bản, giấy tờ; các cơ quan hành chính và người dân cũng theo đó dễ dàng hơn trong việc chấp nhận và thực hiện các thủ tục hành chính. Đặc biệt, quy định này sẽ giải tỏa áp lực lớn về khối lượng công việc cho các tổ chức hành nghề công chứng.

Mặt khác việc "chuyên môn hóa" trong công tác công chứng, chứng thực như trên sẽ góp phần tạo điều kiện cho các công chứng viên nâng cao tay nghề, phát huy kỹ năng chuyên môn được đào tạo; ngoài ra cũng đặt ra yêu cầu đội ngũ công chức trong cơ quan UBND các cấp cần trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn (như việc nhận biết các văn bằng giả) để thực hiện tốt công tác chứng thực các loại giấy tờ thuộc thẩm quyền (duy nhất) của mình./.HL.

BÀI VIẾT KHÁC




Chung cư An Khánh,

Chung cư The Golden An Khánh,

Chung cư Victory Thăng Long,

Chung cư Gemek 2,